| Moderators
bjng0txjnh
| Points : 15 | Join date : 28/07/2009 | Age : 29 | |
Tiêu đề: Một người đổ máu, trăm người rơi nước mắt(kỳ 2) Sat Aug 15, 2009 7:49 am |
| |
| | | | | TT - Anh em tù nhân bệnh tật ở chuồng cọp gắn bó nhau thành một trại đặc biệt. Không đầy một tháng, anh em đều xuống sức, bệnh tật phát triển không có thuốc uống. Anh em căm tức bàn bạc đòi đấu tranh.
Tại khu II, tức là hầu hết anh em cũ từ phòng 9 trại IV đưa đến “nhà dù”, tổ chức các tổ Đảng và chi bộ, cấp ủy vào nguyên đội hình.
Chúng tôi bắt đầu chuẩn bị nổ ra cuộc đấu tranh, số phận của tất cả anh em là trong nhà giam cho nên phải hết sức dân chủ trong bàn bạc, tuy tuyệt đại đa số đồng ý, nhưng nếu còn một hoặc hai ý kiến khác cũng phải ngưng để báo lại toàn thể biết ý kiến và để bàn tiếp.
Anh em nhất trí: mục đích cuộc đấu tranh là đòi trở về nơi ở cũ, không ở chỗ đêm lạnh ngày nóng chết người này; đòi cải thiện ăn uống, thuốc men trị bệnh và tắm giặt. Phải nổ ra đấu tranh để khuấy động hỗ trợ và cổ vũ phong trào đấu tranh các trại khác trên toàn đảo.
Về khẩu hiệu đấu tranh, lúc đầu mỗi ý kiến mức độ cao thấp khác nhau. Phải bàn tới bàn lui, cuối cùng gom lại chọn mức độ khẩu hiệu hợp lý như sau: yêu cầu cho ăn rau, cho ăn có chất dinh dưỡng, bãi bỏ khô đắng, mắm mục; có thuốc trị bệnh; yêu cầu trả về phòng cũ.
Về hình thức đấu tranh, anh em thống nhất các bước đi từ thấp đến cao, từ hợp pháp, bán hợp pháp và bất hợp pháp như sau: đấu tranh trực diện nhẹ nhàng xin gặp trưởng trại để trình bày yêu cầu nguyện vọng, đề nghị trưởng trại đề đạt ý kiến anh em lên ban quản đốc, nếu thời gian không được hồi âm thì xin được gặp ban quản đốc; sau mấy ngày ban quản đốc không cho gặp thì căng biểu ngữ “Yêu cầu cho chúng tôi gặp ban quản đốc”; sau ba ngày ban quản đốc không cho gặp thì toàn trại hô khẩu hiệu (bạo động) “Yêu cầu ban quản đốc cho chúng tôi gặp”.
Nhưng sau ba ngày đêm bạo động căng thẳng, nếu ban quản đốc không xuống hoặc không cho đại diện tù nhân gặp mặt thì làm sao?
Giành nhau mổ bụng
Tuyệt thực 23 ngày
Trong lịch sử nhà tù Côn Đảo từ năm 1962 đến ngày hoàn toàn giải phóng 30-4-1975, cuộc đấu tranh tuyệt thực, tuyệt ẩm kéo dài 23 ngày, từ ngày 6-6 đến 28-6-1964 của tập thể anh em tù chính trị lao 1 là một cuộc đấu tranh tuyệt thực dài ngày nhất, ác liệt nhất, hi sinh nhiều nhất: bốn người hi sinh trong cuộc và sau đó nơi chuồng cọp, một số anh em tiếp tục hi sinh do hậu quả của cuộc đấu tranh quyết liệt này. Đó có lẽ cũng là cuộc đấu tranh tuyệt thực ác liệt nhất trong lịch sử các nhà tù miền Nam thời chống Pháp và Mỹ. | Hình thức đấu tranh mổ bụng đòi giải quyết yêu sách được đa số đồng ý. Nhất trí sử dụng mổ bụng đổ máu, nếu địch ù lì kéo dài có thể nguy đến tính mạng. Chấp nhận! Có đến tám anh em đăng ký mổ bụng, đa số anh em tình nguyện yêu cầu làm ba đợt: đợt đầu hai người mổ bụng, đợt hai đi tiếp ba người và đợt ba đi tiếp ba người nữa.
Cuộc tranh cãi khá gay gắt, anh Lưu Văn Trọng, Đỗ Hoàng Hải, Nguyễn Chơn Trung và tôi chia nhau vận động anh em rút tên chỉ để một người hi sinh mổ bụng thôi. Cuối cùng thuyết phục được số anh em rút lui nhường đợt này là anh Bảy Bê, Nguyễn Văn Thiều (Bến Tre), Tư Ếch (Long An), chú Cưu, anh Tư Hô (Bảy Phát), Minh cần câu.
Còn lại hai anh không chịu rút lui là anh Nguyễn Thân Phước (Quảng Nam) và đại đức Thích Hành Tuệ, cả hai anh tình nguyện cùng tiến hành một lượt. Chưa cần phải đến hai người mổ bụng đấu tranh, chỉ một người đã thối động rồi, tôi đề nghị như thế. Anh em đồng ý về nguyên tắc và giao cho tôi quyết định một người, tôi rất xúc động khi cả hai anh đều đồng ý tôi chỉ định ai cũng được.
Việc hệ trọng này không thể quyết định được, tôi đề nghị bốc thăm. Không khí toàn khu II vô cùng hồi hộp, căng thẳng và chờ đợi. Trước giờ bốc thăm, đại đức Thích Hành Tuệ (sau này hi sinh ở chuồng cọp) rơi nước mắt, anh đến tranh thủ tôi với ý kiến là dù bốc thăm kết quả hay không anh cũng tình nguyện mổ bụng đóng góp phần máu xương cho sự nghiệp đấu tranh chung trên đất đảo.
Đại đức quê ở Thừa Thiên - Huế, xuất gia đầu Phật từ thuở nhỏ rất khổ hạnh, được đào tạo văn hóa và giáo lý Phật học khá căn bản. Cũng như hòa thượng Thích Minh Nguyệt (tù Côn Đảo), đại đức Thích Hành Tuệ thường nói với chúng tôi rằng: “Hổ ly sơn tắc tử, đạo ly quần tắc vong” (có nghĩa cọp mà rời núi thì cọp chết, đạo mà rời khỏi nhân dân quần chúng thì không còn), trong khi nhân dân VN nô lệ, chiến tranh xâm lược của đế quốc giết hại bao vạn sinh linh, cho nên phật tử xuống đường là đúng.
Vì thế đại đức bị bắt và bị tra tấn tù đày từ đất liền ra Côn Đảo. Anh em tù chuồng cọp rất thương mến đại đức, con người kiên quyết đấu tranh không bao giờ chịu ly khai cộng sản, dứt khoát không chào cờ ba que của chính quyền Sài Gòn và dứt khoát không hô khẩu hiệu phản cách mạng. Cuộc bốc thăm đã diễn ra nghiêm túc.
Mọi người rơi nước mắt
9g sáng một ngày đầu tháng 5-1970, tại khu II, anh Nguyễn Văn Thiều, anh Minh cần câu, Tư Ếch... liên tiếp thông báo: “Hỡi toàn thể anh em tù nhân bệnh tật, anh Nguyễn Thân Phước đã mổ bụng phản đối nhà cầm quyền Côn Đảo cho tù nhân ăn đói, đau không cho uống thuốc. Toàn thể tù nhân chúng ta kiên quyết đấu tranh đòi nhà cầm quyền giải quyết và bảo vệ sinh mạng của anh Thân Phước”.
Anh em cả bốn khu đều hết sức xúc động, bạo động hô la quyết liệt. Từng chập, từng chập bạo động, anh em đồng tuyệt thực không ăn cơm trưa. Không thấy tăm hơi gì của cai ngục.
Bao quanh bên cạnh anh Thân Phước có Đỗ Hoàng Hải, Nguyễn Nho Thương, Minh cần câu, Sáu Quang, Tư Ếch, Nguyễn Văn Thiều, Đức Mã Tử, đại đức Thích Hành Tuệ và tôi, còn lại anh em khác thì bảo vệ vòng ngoài.
Càng trưa, rồi xế chiều vừa nóng vừa gió, vết mổ máu chảy đầm đìa, ruột lòi ra ngoài một nùi gần bốn tấc, phần ở ngoài ngày càng sưng phù và bầm tím. Anh Thân Phước quá đau, ngày càng nặng và bắt đầu mệt từng cơn.
Sau nhiều lần mệt, anh cảm thấy yếu và nói: “Anh em ở lại mạnh giỏi, tôi sẽ hi sinh”. Ai cũng ứa nước mắt, khuyên Thân Phước rằng: Có anh em đây! Anh em vây kín Thân Phước, dùng khăn đậy kín vết thương và ruột không cho gió vào.
16g, giám thị, công an, trật tự và bảo an nhà tù rầm rộ kéo đến, chúng không đến khu có anh Thân Phước mổ bụng mà ập vào ba khu kia áp tải anh em ra xe chở đi, bắt đầu khu IV, khu III, rồi khu I. Còn lại trơ trọi khu II.
Anh em bắt đầu lo ngại, không ít anh lo sợ chúng sẽ đàn áp sau khi đã tách các khu đi, cô lập khu II. Anh em chuyển nhau thề quyết chiến, không cho chúng bắt anh Thân Phước đi. Khi ấy đại đức Thích Hành Tuệ đòi mổ bụng tiếp. Chúng tôi không cho mà phải dồn sức bảo vệ anh Thân Phước.
Hoàn toàn khác với dự đoán, tỉnh trưởng kiêm giám đốc Thể, phó quản đốc Chín Khương cùng nhiều tên khác xuống, cùng đi có bác sĩ Triết. Bác sĩ cũng bị tù như anh em, anh được anh em rất thương mến. Tỉnh trưởng Thể đi thẳng vào khu II, chưa nói gì cả mà đến thẳng để xem xét vết mổ bụng của Thân Phước, bác sĩ Triết cũng đến xem.
Ai nấy thấy đùm ruột lòi ra ngoài và xanh ươn đều rùng mình lắc đầu. Tỉnh trưởng Thể và bác sĩ Triết bước ra ngoài. “Thế nào bác sĩ?” - tỉnh trưởng hỏi. “Vết mổ dài, ruột lòi ra nhiều, đã hoại tử, có thể bị nhiễm trùng rất nguy tính mạng, cần cấp cứu”, bác sĩ Triết đáp.
Tỉnh trưởng và Chín Khương bước vào, vẻ mặt không dữ tợn như những ngày khác. Và hỏi: “Anh em có yêu cầu gì?”. Hồ Thái Hòa (tức Đỗ Hoàng Hải) đại diện trình bày gọn yêu sách.
Tỉnh trưởng đáp: “Những yêu cầu của các anh không có gì quá đáng, nhưng các anh thông cảm có những việc liên quan đến ngân sách, mà ngân sách thì thuộc quyền của trung ương ở Sài Gòn. Bây giờ các anh em cho đem bệnh nhân đi cấp cứu gấp, tối rồi kẻo nguy tính mạng. Các yêu sách của các anh, tôi ghi nhận hứa xét giải quyết những việc nào thuộc quyền của “trung tâm” chớ không dám hứa giải quyết hết, nhưng hứa báo về trung ương”.
Cuộc đấu tranh tạm dừng!
Chúng tôi lưu luyến và ứa nước mắt khi thấy anh Thân Phước nằm trên băng ca. Bác sĩ Triết mang chai nước cất trên cổ đang tiêm truyền chạy theo chiếc băng ca để cứu anh Thân Phước - người dũng sĩ kiên cường.
PHẠM TRỌNG DANH (tự Mười Hải) | | | | | |
| | Hãy c?m on bài vi?t c?a bjng0txjnh b?ng cách b?m vào d?u "+" nhé!!! |
| |
|
| | |
| | |
| | Một người đổ máu, trăm người rơi nước mắt(kỳ 2) | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | | .:Vi?t ti?ng Vi?t có d?u, trình bày d?p là tôn tr?ng ngu?i d?c:. .::Chia s? bài suu t?m có ghi rõ ngu?n là tôn tr?ng ngu?i vi?t::. .:::Th?c hi?n nh?ng di?u trên và n?i quy 4r là tôn tr??ng chính mình:::..::Host up ?nh mi?n phí: Click here! ho?c Click here! - Hu?ng d?n s? d?ng 4r: Click here! ::.
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |
|
|
|